100% CHÈ THÁI NGUYÊN SẠCHChất lượng tốt,chè hữu cơ, trà sạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối ĐÓNG GÓI CẨN THẬNđảm bảo độ ngon của cho chè XEM CHÈ TRƯỚC KHI NHẬNuy tín, đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng
[tintuc]
.
Những ngày đầu Xuân, chúng tôi về xã Phú Cường (Đại Từ), nghe bà con kể về những thành quả sau một năm thu hái mà thấy vui lây. Giờ đây, người dân Phú Cường đã xác định được hướng đi trong phát triển kinh tế, đó là tập trung đầu tư phát triển cây chè – loại cây trồng đã và đang làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây.

Phú Cường là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Đại Từ. Xã có 5 dân tộc anh em chung sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chí với trên 1.200 hộ, chia làm 10 xóm. Đất đai ở đây chủ yếu là đồi thấp, ruộng ít, lại không tập trung, trong đó có nhiều ruộng thụt chỉ cấy được 1 vụ, do vậy hiệu quả kinh tế thấp. Đã có lúc, Phú Cường nằm trong tốp nghèo nhất của huyện Đại Từ. Ngay như năm 2012, xã còn đến trên 30% là hộ nghèo, giao thông đi lại toàn đường đất lầy lội, trơn trượt, thủy lợi chưa được đầu tư nên khó khăn chồng chất khó khăn. Trước đây, cây chè cũng đã được trồng ở đồi núi Phú Cường, tuy nhiên do chưa được chú trọng đầu tư, nên hiệu quả thấp. Vài năm trở lại đây, vai trò của cây chè trong phát triển kinh tế ở địa phương ngày càng được khẳng định, được người dân chú trọng đầu tư thâm canh. Các diện tích vườn tạp, soi bãi trồng các loại cây không hiệu quả đã được bà con phá bỏ để trồng chè.  Chủ tịch UBND xã cho biết: Đến nay, toàn xã có 207ha chè, đã cơ bản phủ kín các diện tích đồi thấp và soi bãi, vì thế hiện giờ xã đang đặc biệt tập trung cho việc chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng chè. Nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất, từng bước nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè, đặc biệt là sản phẩm chè chất lượng cao trên thị trường. Chưa bao giờ, tốc độ cải tạo các diện tích chè giống cũ già cỗi lại nhanh và mạnh như bây giờ, riêng năm 2016, xã đã trồng mới và trồng thay thế gần 25ha, bằng 166% kế hoạch năm.

Đi một vòng quanh những đồi chè bát úp thuộc các xóm: Na Mấn, Văn Cường I, Thanh Mị… trong tiết Xuân ấm áp, chúng tôi thấy trước mắt là bạt ngàn những đồi chè xanh mướt đang đâm búp mơn mởn. Dừng chân tại xóm Na Mấn, chúng tôi được ông Trần Văn Chiến, Trưởng xóm giới thiệu: Chè Xuân năm nay đẹp lắm, thời tiết ấm áp nên búp cứ căng mọng, đồi trên, bãi dưới chỗ nào chè cũng tốt tươi, năng xuất vụ này chắc chắn cao. Bà con Na Mấn đã trồng chè ngót 20 năm, nhưng mãi mấy năm gần đây, cây chè mới thực sự được chú trọng đầu tư thâm canh có hiệu quả. Hiện xóm có trên 100 hộ, diện tích chè gồm gần 30ha. Các hộ trong xóm cũng đều đã đầu tư trồng các loại chè cành giống mới như: LDP1, LDP2, Kim Tuyên, Bát Tiên... Với sự tập trung đầu tư cho cây chè, đến nay, đời sống của người dân làng nghề đã khá lên nhiều. Xóm đã được công nhận làng nghề sản xuất, chế biến chè vào tháng 12-2014. Hiện giờ xóm chỉ còn 4 hộ nghèo, giảm được 3 hộ so với năm 2014.

Điểm danh những hộ giàu lên nhờ cây chè ở Phú Cường chắc chắn không thể bỏ qua gia đình ông Trần Đức Phú, xóm Na Mấn. Trước, gia đình ông Phú cũng liệt vào diện khó khăn, tuy đất rộng nhưng chủ yếu là đất đồi cằn cỗi, ông cũng đã thử qua nhiều loại cây khác nhau như: Sắn, ngô… nhưng hiệu quả thấp. Đã có lúc ông nghĩ nếu cứ bữa trước lo bữa sau thế này, không biết các con có thể tiếp tục theo học được không. Sau nhiều trăn trở, ông đã quyết định tập trung vào cây chè, cứ mỗi năm trồng thêm một ít, đến nay gia đình ông đã có gần 1ha chè, trong đó già nửa là các giống chè cành mới. Hiện, mỗi năm ông thu khoảng 8 lứa, mỗi lứa trên 1 tấn búp tươi. Nhờ đó, kinh tế đã dần khá lên, đến nay,  chè của gia đình cũng được nhiều người biết mà tìm đến thu mua.

Phải nói rằng với diện tích đất đồi thấp ở Phú Cường, chưa có cây nào thay thế được cây chè. Thực tế đã chứng minh, việc đẩy mạnh đầu tư và phát triển cây chè là chủ trương đúng đắn. Tính đến nay, chè là cây trồng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động lớn và đem lại thu nhập khá cho người dân của Phú Cường. Chính từ cây chè mà hầu hết các hộ trồng, chế biến chè ở đây đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá, sung túc. Mỗi năm xã giảm được 5-8% số hộ nghèo, hiện nay, Phú Cường còn trên 100 hộ nghèo. Với giá trị mang lại, cây chè thực sự là cây trồng mũi nhọn, xóa đói giảm nghèo của địa phương. Trong tương lai, xã tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp phát triển cây chè, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, xây dựng các mô hình sản xuất chè an toàn, từng bước xây dựng thương hiệu chè Phú Cường



[/tintuc]

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét