100% CHÈ THÁI NGUYÊN SẠCHChất lượng tốt,chè hữu cơ, trà sạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối ĐÓNG GÓI CẨN THẬNđảm bảo độ ngon của cho chè XEM CHÈ TRƯỚC KHI NHẬNuy tín, đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức. Hiển thị tất cả bài đăng
[tintuc]

Có lẽ nói đến chè (trà) thì ai cũng biết nổi tiếng nhất là chè sạch Thái Nguyên. Nhưng, có nhiều người nhìn thấy nhãn ghi là chè Thái Nguyên nên uống cũng gật đầu khen ngon. Sự thực không đơn giản là như vậy.



Chè Thái Nguyên có 2 loại: Loại 1 sản xuất hoàn toàn thủ công. Loại 2 sản xuất theo quy mô công nghiệp. Và giữa 2 loại này thì loại nào ngon hơn? Mình xin giải thích ở dưới đây:

VÌ SAO BẠN NÊN SỬ DỤNG CHÈ THÁI NGUYÊN SẢN XUẤT THỦ CÔNG?

Trồng chè là nghề truyền thống lâu đời của người nông dân Thái Nguyên. Với địa thế trung du, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp với cây chè đã tạo lên hương vị chè Thái Nguyên tuyệt đỉnh.


Quy trình sản xuất chè tại Thái Nguyên thủ công bắt đầu từ khâu chọn giống và phân luống chè. Mỗi giống chè sẽ được trồng tại một khu vực cụ thể với quy trình chăm bón khác nhau. Từ đó hình thành lên các loại chè Thái Nguyên như; Chè Bát Tiên, Chè Phúc Vân Tiên, Chè Cành Lai, Chè truyền thống (chè ta), chè cành 777…


Sau khi phân luống và chăm sóc, đến thời kỳ thu hoạch. Chè được gặt hái hoàn toàn bằng tay và bắt đầu quy trình xao chè và lên hương chè. Đây là 2 quy trình quan trọng nhất trong sản xuất chè Thái Nguyên mà máy móc không thể thay thế được con người.

Bạn cứ hình dung rằng, sao chè và lên hương chè giống như chế biến món ăn. Nếu máy móc mà nấu ăn được thì chẳng cần đầu bếp. Lúc đó các đầu bếp giỏi sẽ thất nghiệp. Trong quá trình sao chè, đòi hỏi phải là người có nhiều kinh nghiệm, biết canh lửa, nhìn búp chè và cảm nhận được hương vị chè để biết khi nào được, khi nào chưa được. 

Nếu là một người không có nhiều kinh nghiệm, khi sao chè sẽ dẫn đến tình trạng chè bị cháy, khét hoặc nếu không bị những trường hợp trên thì khi pha ra nước rất xấu gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi uống. Vì vây,chè Thái Nguyên ngon là chè được chế biến bởi những bàn tay giàu kinh nghiệm.



Quy trình lên hương chè thì giống với việc chúng ta thêm gia vị vào làm dậy hương món ăn vậy. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là sẽ chẳng có bất kỳ một chất hay phụ gia gì để thêm vào chè. Mà lên hương chè làlàm cho chè dậy hương một cách tự nhiên. Quy trình này đơn giản, chỉ là khi chè đã sao xong và đạt được chất lượng như ý thì người sao chè lại đưa vào sao tiếp một lần nữa. 

Nhưng sao thêm bao lâu? thêm lửa hay bớt lửa như nào để chè toát lên được mùi hương khi uống lại là một bí kíp không phải người nào cũng nắm được. Đây là bí kíp của từng gia đình, vì vậy cùng là chè Thái Nguyên, nhưng mỗi gia đình lại lên hương theo quy trình khác nhau nên mùi hương có phần khác nhau. Bí quyết lên hương chè Thái Nguyên được được gìn giữ qua nhiều đời.

CHẤT LƯỢNG CỦA CHÈ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THÌ SAO?

Đối với chè sản xuất công nghiệp, toàn bộ quy trình xao chè và lên hương chè đều được xử lý bằng máy móc. Lúc đó người xao chè là những người vận hành máy móc. Những người vận hành này đa số là người trẻ có kiến thức nhưng ít kinh nghiệm. Họ được đào tạo để hoàn thành một mẻ chè theo đúng quy trình của máy đã được lập trình sẵn. Mặc dù có khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhưng với một sản lượng lớn thì ai sẽ kiểm tra được hết? Vì vậy, chất lượng của chè Thái Nguyên sản xuất công nghiệp không thể nào bằng chè Thái Nguyên sao thủ công được. Vì chất lượng không bằng nên chúng ta sẽ không bàn đến khâu lên hương chè nữa. 

 Sản xuất chè Thái Nguyên theo quy mô công nghiệp có ưu điểm tạo ra sản lượng lớn từ đó làm giảm giá thành và tiếp cận được đại đa số người tiêu dùng. Đây chính là nguyên nhân vì sao, giá chè Thái Nguyên sản xuất thủ công luôn cao hơn chè Thái Nguyên sản xuất công nghiệp.

PHÂN BIỆT CHÈ SẢN XUẤT THỦ CÔNG VÀ CHÈ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

Thực sự là rất khó để có thể phân biệt được 2 loại chè này. Mình chỉ nhấn mạnh với các bạn rằng, Chè sản xuất thủ công, chất lượng luôn được xếp cao hơn chè sản xuất công nghiệp. Tuy giá thành chè sản xuất thủ công luôn cao hơn từ 10 – 20% nhưng chất lượng mang lại hoàn toàn tương xứng.

Nói như vậy không có nghĩa là chè sản xuất công nghiệp không ngon, mà chỉ xét theo khía cạnh mức độ tỷ mỷ và sàng lọc thì chè sản xuất thủ công luôn cho chất lượng cao hơn. Nhưng vì sản xuất thủ công nên giá bán chè Thái Nguyên cũng đắt hơn so với mặt bằng chung.

Chè công nghiệp thường được đóng hộp rất đẹp, còn chè thủ công gia đình sản xuất thì chỉ dừng lại ở mức độ túi hút chân không.

Gia đình tôi với nhiều năm kinh nghiệm trồng chè, đã gắn bó với cây chè từ rất lâu rồi. Với bí quyết sao chè và lên hương chè được gìn giữ qua nhiều đời. Chất lượng và uy tín đã được khẳng định, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận. 

Vì vậy, nếu bạn cần một loại chè Thái Nguyên ngon chính gốc và sản xuất thủ công, hãy liên hệ với gia đình tôi,số điện thoại 0969516413  chắc chắc chè nhà tôi sẽ làm bạn hài lòng.
[/tintuc]
[tintuc]
 CÁCH ĐỂ CHỌN ĐƯỢC CHÈ THÁI NGUYÊN NGON NHẤT 


  Là người hay uống chè chắc chắn bạn đã mua chè nhiều lần nhưng liệu bạn đã biết bí quyết để mua được chè ngon chưa? Liệu bạn chắc chắn rằng mình mua lần nào cũng ngon, cũng đảm bảo, cũng sạch không? Chè Thái Nguyên cũng có rất nhiều loại, không kể đến có những nơi sản xuất bất chấp cả đạo đức mà cho thêm mì chính và tạp chất vào chè. Không phải cứ chè Thái Nguyên là thượng hạng và đều ngon.

  Chè Thái Nguyên ngon, khi ta nhìn vào thấy chè không được vụn nát.
Cách để biết mùi hương Chè: đưa chè lên sát mũi, hít, ngửi sâu. tránh thở vào chè gây ẩm dẫn đến nấm mốc cho chè. Khi ngửi nếu ta thấy được hương thơm, man mát vị chè. Không có mùi của khói, mùi hắc của thuốc sâu. Để chắc chắn hơn bạn có thể cho vài búp chè vào miệng nhai thử. Nếu ban đầu chè có vị chát, đắng nhẹ, có hương cốm của chè và sau đó ngọt hậu đọng trong cổ họng thì đó là chè ngon. Chú ý vị chát không kéo dài lâu mà ngay liền sau đó là vị ngọt hậu của chè trong cổ họng, đây chính là hương vị hấp dẫn nhiều người, thận chí “ gây nghiện” cho không ít người biết thưởng thức.
  Chọn chè bằng bằng cách uống: Khi pha chè cần pha bằng nước sôi 90 độ trở lên. Pha nước sôi vào phải ngửi thấy hương thơm của chè bốc lên. Cũng giống như nếm búp chè, phải có mùi cốm của chè, vị đắng ban đầu và sau đó là vị ngọt.

Chè thái nguyên được sao thủ công để đảm bảo chất lượng và hương vị của chè 



YẾU TỐ TẠO NÊN CHÈ THÁI NGUYÊN NGON VÀ ĐẢM BẢO?

  Để có được hương cốm của chè Thái Nguyên, một phần cũng do kỹ thuật của người sao chè. Riêng về kỹ thuật sao chè, đây là công đoạn cực kỳ quan trọng không phải ai cũng làm được, cứ 10 người làm chè may ra có 1 người làm được. Chính vì thế mới có chè chất lượng khác nhau…được sản xuất từ cùng một nguyên liệu.
  Chè Thái Nguyên ngon cũng phụ thuộc vào nguyên liệu: phải trồng nơi đất sỏi, có độ PH thấp, phân bón và tưới tiêu đầy đủ và đúng kỹ thuật. Khi hái chè cũng phải đúng cách. Chè ngon thì cần được hái và sao trong ngày, không được để sang ngày hôm sau ( nước chè sẽ bị đỏ). bảo quản không đúng cách, làm chè bị ẩm chè cũng mất vị ngon và nước không còn xanh.


CHÈ PHÚ CƯỜNG CUNG CẤP CHÈ THÁI NGUYÊN NGON VÀ SẠCH

  Chè Phú Cường chính là câu trả lời cho câu hỏi này. Vùng nguyên liệu của chúng tôi là vùng chè sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Chúng tôi là địa chỉ cung cấp chè uy tín tuy mới nhưng có uy tín  trên thị trường, đang gây dựng thương hiệu Phú Cường và được nhiều các bạn trà tin tưởng và ủng hộ.
 Hãy nhấc điện thoại lên và liên hệ ngay với chúng tôi, bạn sẽ nhận được gói chè Thái Nguyên ngon, sạch và giá cả hợp lý. Chè Phú Cường được trồng và chăm bón tại chính mảnh đất xã Phú Cường chè sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Hãy gọi 0969516413.

Vì chè là hàng đặc thù, để đảm bảo chất lượng chè và không có chè cũ, không có đơn hàng nào bị hủy giữa chừng. Chúng tôi chỉ tiến hành lấy hương và đóng gói khi đã được thanh toán đầy đủ.
 [/tintuc]
[tintuc]
.
Những ngày đầu Xuân, chúng tôi về xã Phú Cường (Đại Từ), nghe bà con kể về những thành quả sau một năm thu hái mà thấy vui lây. Giờ đây, người dân Phú Cường đã xác định được hướng đi trong phát triển kinh tế, đó là tập trung đầu tư phát triển cây chè – loại cây trồng đã và đang làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây.

Phú Cường là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Đại Từ. Xã có 5 dân tộc anh em chung sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chí với trên 1.200 hộ, chia làm 10 xóm. Đất đai ở đây chủ yếu là đồi thấp, ruộng ít, lại không tập trung, trong đó có nhiều ruộng thụt chỉ cấy được 1 vụ, do vậy hiệu quả kinh tế thấp. Đã có lúc, Phú Cường nằm trong tốp nghèo nhất của huyện Đại Từ. Ngay như năm 2012, xã còn đến trên 30% là hộ nghèo, giao thông đi lại toàn đường đất lầy lội, trơn trượt, thủy lợi chưa được đầu tư nên khó khăn chồng chất khó khăn. Trước đây, cây chè cũng đã được trồng ở đồi núi Phú Cường, tuy nhiên do chưa được chú trọng đầu tư, nên hiệu quả thấp. Vài năm trở lại đây, vai trò của cây chè trong phát triển kinh tế ở địa phương ngày càng được khẳng định, được người dân chú trọng đầu tư thâm canh. Các diện tích vườn tạp, soi bãi trồng các loại cây không hiệu quả đã được bà con phá bỏ để trồng chè.  Chủ tịch UBND xã cho biết: Đến nay, toàn xã có 207ha chè, đã cơ bản phủ kín các diện tích đồi thấp và soi bãi, vì thế hiện giờ xã đang đặc biệt tập trung cho việc chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng chè. Nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất, từng bước nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè, đặc biệt là sản phẩm chè chất lượng cao trên thị trường. Chưa bao giờ, tốc độ cải tạo các diện tích chè giống cũ già cỗi lại nhanh và mạnh như bây giờ, riêng năm 2016, xã đã trồng mới và trồng thay thế gần 25ha, bằng 166% kế hoạch năm.

Đi một vòng quanh những đồi chè bát úp thuộc các xóm: Na Mấn, Văn Cường I, Thanh Mị… trong tiết Xuân ấm áp, chúng tôi thấy trước mắt là bạt ngàn những đồi chè xanh mướt đang đâm búp mơn mởn. Dừng chân tại xóm Na Mấn, chúng tôi được ông Trần Văn Chiến, Trưởng xóm giới thiệu: Chè Xuân năm nay đẹp lắm, thời tiết ấm áp nên búp cứ căng mọng, đồi trên, bãi dưới chỗ nào chè cũng tốt tươi, năng xuất vụ này chắc chắn cao. Bà con Na Mấn đã trồng chè ngót 20 năm, nhưng mãi mấy năm gần đây, cây chè mới thực sự được chú trọng đầu tư thâm canh có hiệu quả. Hiện xóm có trên 100 hộ, diện tích chè gồm gần 30ha. Các hộ trong xóm cũng đều đã đầu tư trồng các loại chè cành giống mới như: LDP1, LDP2, Kim Tuyên, Bát Tiên... Với sự tập trung đầu tư cho cây chè, đến nay, đời sống của người dân làng nghề đã khá lên nhiều. Xóm đã được công nhận làng nghề sản xuất, chế biến chè vào tháng 12-2014. Hiện giờ xóm chỉ còn 4 hộ nghèo, giảm được 3 hộ so với năm 2014.

Điểm danh những hộ giàu lên nhờ cây chè ở Phú Cường chắc chắn không thể bỏ qua gia đình ông Trần Đức Phú, xóm Na Mấn. Trước, gia đình ông Phú cũng liệt vào diện khó khăn, tuy đất rộng nhưng chủ yếu là đất đồi cằn cỗi, ông cũng đã thử qua nhiều loại cây khác nhau như: Sắn, ngô… nhưng hiệu quả thấp. Đã có lúc ông nghĩ nếu cứ bữa trước lo bữa sau thế này, không biết các con có thể tiếp tục theo học được không. Sau nhiều trăn trở, ông đã quyết định tập trung vào cây chè, cứ mỗi năm trồng thêm một ít, đến nay gia đình ông đã có gần 1ha chè, trong đó già nửa là các giống chè cành mới. Hiện, mỗi năm ông thu khoảng 8 lứa, mỗi lứa trên 1 tấn búp tươi. Nhờ đó, kinh tế đã dần khá lên, đến nay,  chè của gia đình cũng được nhiều người biết mà tìm đến thu mua.

Phải nói rằng với diện tích đất đồi thấp ở Phú Cường, chưa có cây nào thay thế được cây chè. Thực tế đã chứng minh, việc đẩy mạnh đầu tư và phát triển cây chè là chủ trương đúng đắn. Tính đến nay, chè là cây trồng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động lớn và đem lại thu nhập khá cho người dân của Phú Cường. Chính từ cây chè mà hầu hết các hộ trồng, chế biến chè ở đây đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá, sung túc. Mỗi năm xã giảm được 5-8% số hộ nghèo, hiện nay, Phú Cường còn trên 100 hộ nghèo. Với giá trị mang lại, cây chè thực sự là cây trồng mũi nhọn, xóa đói giảm nghèo của địa phương. Trong tương lai, xã tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp phát triển cây chè, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, xây dựng các mô hình sản xuất chè an toàn, từng bước xây dựng thương hiệu chè Phú Cường



[/tintuc]
[tintuc]
Năm nay, huyện Đại Từ có kế hoạch trồng mới và thay thế 300ha chè (gồm 2 giống chè cành cho năng suất, chất lượng cao là Phúc Vân Tiên, TRI777). Các xã đăng ký trồng nhiều là Phú Lạc, Phú Cường, Tân Linh, Phú Xuyên…

Nét mới so với những năm trước là diện tích trồng chè của huyện năm nay tập trung chủ yếu vào vụ xuân, bởi điều kiện thời tiết ấm và có mưa phùn nhiều giúp cho đất ẩm. Trên cơ sở đăng ký của các địa phương, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện đã phối hợp nghiệm thu diện tích và cung cấp hom chè giống, đồng thời hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc diện tích chè mới trồng cho bà con nhân dân. Tính đến thời điểm này, nhân dân trong huyện đã trồng được gần 100ha chè.

Theo thống kê, diện tích chè giống mới ở huyện Đại Từ hiện nay đạt khoảng 3.000ha, chiếm 50% trong tổng diện tích. Nhằm nâng cao giá trị và thương hiệu sản phẩm chè, huyện đang tập trung quy hoạch các vùng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (riêng trong năm nay sẽ phát triển thêm 155ha).





 [/tintuc]
[tintuc]
Từ nay đến cuối năm, ngành Nông nghiệp sẽ xây dựng các vùng chè sản xuất tập trung. Tổng diện tích của các vùng chè sản xuất tập trung là 515ha, tại các địa phương như Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ, Định Hóa và T.P Thái Nguyên.

Để hoàn thành kế hoạch đề ra, tỉnh sẽ trích từ ngân sách số tiền hơn 3,7 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương trên xây dựng các vùng chè sản xuất tập trung. Theo đó, sẽ hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận VietGAP cho 200ha chè; hỗ trợ 70% giá mua máy (hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/máy) cho 10 máy sao chè bằng gas; hỗ trợ 70% giá mua máy bơm và thiết bị tưới cho 100 điểm sản xuất quy mô 1 điểm từ 0,5ha trở lên. Ngoài ra hoạt động bảo vệ thực vật cũng được tỉnh hỗ trợ với mức 50% giá mua thuốc và mức hỗ trợ không quá 868.000 đồng/ha/năm…

[/tintuc]
[tintuc]

Từ một ngọn đồi cao, nhìn bao quát vùng đất xã Phú Cường (Đại Từ), tôi có cảm nhận nhận ở ngay trước mắt mình là một bức tranh sinh động “Sơn thủy hữu tình”. Vừa chớm đông, hơi sương se lạnh, nhưng khắp các triền đồi còn phủ một màu xanh lục của chè cùng thấp thoáng bóng người thu hái. Phía xa xa, từng chòm xóm với những nhà xây mái bằng, mái ngói và cả những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, tạo nên khung cảnh thanh bình, đậm chất thơ cho vùng đất còn bởi hợp lưu của dòng sông Công, sông Trong, những dòng chảy của tự nhiên phân chia vùng đất Phú Cường thành 3 khu. Và lác đác bên sông, từng đám ruộng sau mùa gặt còn phơi lại gốc rạ.

Phú Cường đổi thay nhiều quá! Tôi bồi hồi nhớ lại, năm 2010 lên Phú Cường công tác, phải dịp mùa mưa, chúng tôi đã đi trên nhiều đoạn đường lép nhép bùn đất, chứng kiến 2 cây cầu treo bắc ngang sông Công, sông Trong oằn mình bởi dòng nước đỏ ối xô chảy dưới chân. Bởi ở vùng thượng nguồn, nên cả 2 dòng sông cùng chảy, khi thì hiền hòa, êm đềm mang dòng nước trôi xuôi; lúc lại nổi đóa bởi trận mưa nguồn, hóa dòng thủy quái, cuốn phăng đi những nhịp cầu tre do người dân bắc tạm, nhiều người cũng suýt mất mạng vì liều mình sang sông. Đồng chí Hoàng Xuân Chiến, Bí thư Đảng ủy xã nói với tôi như một đúc kết: Ngày trước, Phú Cường nghèo vì giao thông khó khăn; vì tư duy của cán bộ, nhân dân hạn chế; cán bộ, đảng viên chưa phát huy được hết vai trò tiên phong, gương mẫu của mình.


Sinh ra, lớn lên trên đồng đất Phú Cường, rồi nhiều năm làm cán bộ xã, chứng kiến cái nghèo, cái khó của người dân, đồng chí Bí thư Đảng ủy nhiều lúc thấy mình như có lỗi. Tôi hiểu tâm trạng này của đồng chí nên hỏi vui: Làm "công bộc" cho dân, trăn trở lớn nhất của đồng chí là gì? Đồng chí Bí thư Đảng ủy suy tư: Ừ… trăn trở nhiều đấy, nhưng cơ bản là phải gỡ được nút rối, tìm được hướng ra trong phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương… Nghe giản đơn có thế, nhưng vùng đất Phú Cường từng bao năm lấn bấn với khó nghèo, ruộng lúa, bãi ngô, nương chè người nông dân phải đánh đổi nhiều mồ hôi, nhưng sản phẩm làm ra chưa đủ nuôi người. Vậy nhưng có một điều huyền diệu, âm ỉ như ngọn lửa trong lòng mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, đó là tinh thần đoàn kết, sẵn lòng hợp lực và sẵn lòng hy sinh cái tôi riêng để cùng nhau xây dựng nên một diện mạo mới cho quê hương. Anh Nguyễn Hữu Bằng, Chủ tịch UBND xã tâm sự: Làm nên diện mạo mới trên vùng đất Phú Cường phải kể từ sự đổi mới tư duy của cán bộ, đảng viên và mọi người dân. Cụ thể là cán bộ, đảng viên dám làm, dám chịu trách nhiệm gương mẫu, tiên phong trong mọi phong trào thì mọi người dân mới hăng hái hưởng ứng.

Trong suốt nhiều năm đổi mới, các thế hệ cán bộ, đảng viên ở Phú Cường đã không ngừng bơi chèo, từng bước đưa những cư dân nơi một ngã ba dòng sông sang bến bờ no ấm. Nhưng dấu mốc được ghi lại trong lịch sử đổi mới của Phú Cường được bắt đầu từ năm 2008, khi Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai về đến từng cán bộ, đảng viên và người dân.

Đồng chí Chiến cho biết thêm: Cuộc vận động đã có tác động lớn trong chuyển biến nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, khơi dậy được ý thức trách nhiệm của mỗi người trong cộng đồng xã hội, điển hình là tinh thần hy sinh lợi ích riêng trong phong trào xây dựng quê hương. Có mặt ở đó, ông Nguyễn Kim Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Sự chuyển biến tích cực trong nhận thức được thể hiện thông qua hành động của hàng trăm gia đình cán bộ, đảng viên và người dân trong xã đã hiến gần 100.000 m2 đất canh tác, đất ở và tài sản trên đất trị giá hàng tỷ đồng. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, các tuyến đường tỉnh lộ 264 qua xã được nâng cấp, trải nhựa; tuyến đường qua các xóm Na Mấn, Na Quýt và Văn Cường 2 dài 4,1 km được mở rộng từ 2 mét lên 7 mét; 2 cây cầu treo bắc ngang sông Công, sông Trong cũng được nâng cấp chắc chắn, tao thuận lợi cho nhân dân lại an toàn và thuận lợi hơn trong việc giao thương hàng hóa.

Hàng hóa nông sản của vùng đất xã Phú Cường chủ yếu là chè búp khô. Hiện 10 xóm của xã có hơn 1.300 hộ, hơn 5.100 nhân khẩu, gồm Tày, Nùng, Kinh, Cao Lan, Sán Chí… Hơn 90% số hộ trong xã trông vào nguồn thu từ cây chè. Với 264 ha chè, trong đó có 120 ha chè cành giống mới, chủ yếu là Bát Tiên, Kim Tuyên, TRI 777 và Phúc Vân Tiên. Do thực hiện các khâu chăm sóc, thu hái và chế biến đúng quy trình, chè Phú Cường đạt năng suất bình quân 5,4 tạ búp khô/ha/lứa, cá biệt có diện tích đạt năng suất 8,5 tạ/ha/lứa, có giá bán bình quân 150.000 đồng/kg. Trong xã, ông Nguyễn Văn Tiến, xóm Văn Cường 1 là hộ làm chè giỏi, với 3.600m2 đất trồng chè, chủ yếu là chè lai, mỗi năm gia đình ông thu hoạch được 1,6 tấn chè búp khô, thu hơn 300 triệu đồng.

Để sản phẩm chè Phú Cường không bị trôi nổi trên thị trường, năm 2014, ông Tiến vận động 32 hộ trong xóm cùng tham gia liên kết làm ăn. Bà con hưởng ứng, Hợp tác xã chè Nam Cường do ông Tiến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ra đời. Trong lúc đưa chúng tôi đi thăm một số mô hình chè lai, ông Tiến cho biết: Ngày trước, người dân xã Phú Cường đã có cây chè, nhưng để cây chè thật sự mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân thì mới được từ 5 năm gần đây… Câu chuyện ông Tiến dành cho tôi như rút ngắn lại đoạn đường đồi đến nương chè của gia đình chị Trương Thị Huệ, xóm Văn Cường 1. Chị Huệ đang cùng bà con trong Hợp tác xã thu hái chè. Điều khiến tôi ngạc nhiên là đã vào cuối tháng 11, theo chu kỳ sinh trưởng thì cây chè đã phát mù xòe, nhưng nương chè TRI 777 của gia đình chị vẫn bời bời lộc búp. Chị Huệ bảo: Chè của bà con trong xã đều như vậy cả. Với 3.600m2 đất chè, mỗi năm mang lại cho gia đình tôi hơn 300 triệu đồng.

Nhìn những nương chè nối nhau chạy dài tít tắp, anh Bằng cho chúng tôi biết thêm: Cây chè cho nông dân Phú Cường sự no ấm, song vì lợi ích chung, nhiều gia đình trong xã đã hiến cả bãi chè rộng hàng nghìn m2,  mỗi năm mang lại thu nguồn thu cả trăm triệu đồng để Nhà nước mở rộng đường. Điển hình như gia đình ông Trần Thanh Hải, xóm Na Mấn, hiến 2.000m2 để mở mới đoạn đường nối 2 xóm Na Mấn và xóm Chấp. Cũng chuyện hiến đất làm đường, bên xóm Đèo, các đảng viên: Phạm Văn Minh, hiến gần 1.000m2 đất; Lương Thanh Xuyên, hiến gần 900m2 đât; Trương Duy Thành, hiến gần 700m2 đất và hàng nghìn m2 đất do nhân dân xóm cùng hiến để mở rộng tuyến đường qua xóm Đèo. Đầu năm 2014, 45 hộ ở xóm Khuân Thông và xóm Chiềng đã hiến hơn 22.000m2 đất, nhờ đó, tuyến đường qua xóm được mở rộng từ 2,5 mét lên 5 mét, mọi người dân được đi lại thuận lợi, an toàn.

Hỏi bí quyết làm như thế nào để người dân trong xã lại hăng hái hiến đất cho Nhà nước mở rộng đường? Đồng chí Chiến đã trả lời với tôi rằng: Vì Đảng bộ có Nghị quyết phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân; vì địa phương triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền; vì tinh thần dân chủ được phát huy… Và mấu chốt của mọi vấn đề là trong toàn Đảng bộ đã phát huy được tinh thần tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên.

Vừa lúc mặt trời truồi xuống búi tre đằng Tây, hương chè cũng bắt đầu tỏa thơm theo khói lam chiều, tôi cũng vội trở về, lòng khấp khởi vui lây bởi được chứng kiến sự chuyển mình của một vùng đất xa trung tâm huyện. Hơn thế, cán bộ, đảng viên và người dân xã Phú Cường đã phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng phát huy nội lực của mình để làm nên một diện mạo mới cho quê hương.








 [/tintuc]
[tintuc]
Muốn thưởng thức được một tách trà ngon thì ngoài yếu tố chọn được trà ngon thì cách pha trà ngon là yếu tố quan trọng không kém. Hôm nay Chè Phú Cường xin chia sẻ các bạn cách pha trà ngon nhất.

Phương pháp pha trà này đã được các cụ đúc kết từ xa xưa, cho tới này nay vẫn được sử dụng như một nghệ thuật pha trà Thái Nguyên. Uống chè Thái Nguyên cũng cần phải đúng cách mới thấy được hết giá trị của nó

Cách pha trà ngon – chè thái nguyên ngon

1. Chọn ấm pha chè thái nguyên loại ngon

Có rất nhiều loại ấm để pha Trà móc câu tân cương nhưng dùng ấm sành hoặc ấm sứ là tốt nhất vì giữ được nhiệt lâu. Bên cạnh các loại ấm chén cầu kỳ của các cụ đồ nho xưa theo phong cách người Tàu như ấm Tử Sa, thì đa phần người Việt vẫn chuộng các loại ấm đất nung gọi là ấm trái quýt và chén hạt mít, hay còn gọi là chén mắt trâu làm từ thứ đất sét của sông suối quê hương.

Ngày nay, ở thành phố nhiều người còn pha trà vào các bình nhựa hoặc bình inor có sẵn một cái giỏ lọc để chứa bã trà. Ở phía Nam người ta thích dùng lọai trà đá, uống trong những cái ly cối to đùng, hay thậm chí là cốc nhựa. Đơn giản vậy, tuy có kém ngon một chút nhưng tình người thì mãi đậm đà!

2. Nước pha chè thái nguyên phải chuẩn

Theo các cụ nhà ta, nước để pha chè thái nguyên ngon nhất phải là nước mưa. Nước mưa hứng ngay giữa trời là sạch nhất. Có thể dùng nước giếng mà là giếng đá ong càng tốt. Đặc biệt, ngày xưa, nhiều gia đình quý tộc hoặc những danh nhân sành trà còn tỉ mẩn thu gom những hạt sương đọng trên tàu lá sen. Đó được coi là thứ nước đặc biệt, tinh khiết để pha trà mỗi buổi sáng sớm. Người thành phố thường dùng nước máy để pha trà.

Thời hiện đại ngày nay, mọi người nên dùng nước tinh khiết hoặc nước lọc để pha trà bởi trà thơm ngon trân quý đến mấy mà nước lẫn mùi lạ thì không thể ngon được.

3. Nhiệt độ thích hợp pha trà ngon

Các bạn cũng cần chú ý, nước sôi 100 độ C không phải là nước pha trà ngon, mà nhiệt độ thích hợp để pha trà là từ 80- 90 độ C đối với các loại trà xanh. Nước quá sôi sẽ làm phân hủy một số tinh chất của trà cũng như làm mất màu của trà, trà sẽ trở nên chát đắng. Mặt khác, nhiệt độ sôi quá khiến cho người thưởng trà sẽ bị bỏng nhẹ các giác quan khi uống, làm mất đi cảm giác hương, vị đặc biệt khi thưởng trà.


4. Cách Pha trà móc câu Tân Cương

Trước mỗi lần pha trà, người pha nên đổ một chút nước sôi tráng ấm trà, và chén uống trà.
Tiếp đó, dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để múc trà, thường dân dã dùng tay bốc thì cần bảo đảm tay sạch và khô.
Tiếp đó rót một chút nước sôi đủ ngập trà trong ấm rồi tráng qua lớp trà rồi bỏ nước này đi, đây được coi như động tác rửa trà. Sau đó rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho trà ngấm rồi rót thêm chút nước cho vừa khẩu vị.
Với những người ít uống trà không nên uống trà quá đặc, sẽ gây một số tác dụng không tốt cho sức khỏe.

5. Rót trà tân cương

Trà xanh sau khi hãm chừng 4 phút là có thể rót ra thưởng thức. Khi rót trà nên rót mỗi chén một ít, xong lượt đầu sẽ rót quay lại lượt thứ hai để bảo đảm trà trong các chén có độ đồng đều. Cách rót trà từ ấm ra chén cũng là một thứ nghệ thuật tinh tế.

Lúc đầu, miệng ấm kề sát với miệng chén rồi từ từ đưa ấm lên cao hơn, vừa đủ để để tai chủ và khách nghe thấy tiếng nước chè tân cương tại Hà Nội như suối reo từ xa vọng tới róc rách, phải chú ý làm sao để trà không bắn ra ngoài chén.
Mặt khác, người rót cần cân đối làm sao để tất cả các mức nước trong từng chén đều ngang nhau và chỉ nên rót 2/3 chén là hợp lý.

Đây chỉ là những nguyên tắc cơ bản, với mỗi người pha chè Tân Cương Thái Nguyên lại biến tấu những chi tiết nhỏ theo cách của mình như những trà nô thực thụ, những nghệ sĩ tinh tế, từng thao tác thuần thục, uyển chuyển và duyên dáng trong một phong thái chậm rãi, tươi tỉnh.
Như vậy Chè Phú Cường đã giúp bạn học được cách pha chè ngon nhất.
Chúc các bạn thưởng thức chè thái nguyên vui vẻ và sảng khoái!

 [/tintuc]